Nhu cầu tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe ngày một tăng cao khiến các mô hình phòng gym đang ngày càng nở rộ. Hình thức kinh doanh này có đem lại lợi nhuận tốt hay không? là một câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của các chủ đầu tư. Cùng tham khảo bài viết để có câu trả lời cho câu hỏi này nhé!
I. Xu hướng kinh doanh mô hình phòng Gym thương mại
1. Nhu cầu rèn luyện sức khỏe ngày càng cao
Nhu cầu rèn luyện sức khỏe của mọi người ngày càng cao
Cuộc sống ngày càng phát triển khiến nhu cầu tập luyện thể dục thể thao của mọi người cũng ngày một tăng cao. Dù là dân cư ở thành thị hay các vùng nông thôn, mọi người đều rất quan tâm đến việc rèn luyện sức khỏe, cải thiện vóc dáng.
Nếu như 10 năm trước đây, các mô hình phòng tập thể thao nhận được ít sự quan tâm thì đến những năm gần đây, chúng được mở ra ngày càng nhiều với đa dạng các hình thức: Gym, Kickboxing, Group X,… cho đa dạng các đối tượng. Thị trường này cũng chia thành nhiều phân khúc, bao gồm những thương hiệu lớn dành cho những người có thu nhập cao (California, Elite,…) và cả các phòng gym dành cho học sinh, sinh viên và những người có thu nhập thấp hơn để đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe của mọi người. Vậy kinh doanh hay mở phòng gym thương mại có lời không?
Có thể thấy rằng, kinh doanh mô hình phòng gym là một thị trường đầy tiềm năng và đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Nếu nắm bắt tâm lý khách hàng, bạn sẽ mang về nguồn doanh thu dồi dào cho phòng tập.
Xem thêm: Tư vấn mở phòng tập gym từ A-Z
2. Khách hàng và nguồn doanh thu ổn định
Với một phòng gym thương mại, chi phí tập luyện trung bình dao động trong khoảng từ 200.000 – 500.000 đồng/tháng cho một phòng tập tầm trung và khoảng 1-3 triệu/tháng cho các phòng tập cao cấp. Nếu duy trì được lượng khách hàng thân quen, bạn sẽ đem về nguồn doanh thu ổn định cho phòng tập. Nếu mở rộng, thu hút được đa dạng các khách hàng mới, lợi nhuận sẽ còn cao hơn nữa.
3. Khả năng thu hồi vốn nhanh
Mặc dù nguồn vốn ban đầu để đầu tư, setup một phòng gym là khá lớn nhưng các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động gần như không đáng kể.
Với cơ sở vật chất của mô hình phòng gym hiện có, nếu nắm bắt thị trường tốt, kết hợp kinh doanh đa dạng các loại hình dịch vụ đi kèm như PT cá nhân hướng dẫn tập luyện 1-1, bán đồ ăn, thức uống,… chủ đầu tư có thể thu về nguồn lợi nhuận cao và nhanh chóng thu hồi vốn.
4. Máy móc sử dụng được nhiều năm
Các máy móc ở phòng tập hiện đại và bền bỉ, có thể sử dụng trong nhiều năm
Điều đặc biệt so với các mô hình dịch vụ khác, kinh doanh phòng gym thể hình chỉ tốn chi phí setup máy tập ban đầu. Các loại máy móc này có đặc điểm bền bỉ, sử dụng được lâu dài và ít khi hư hỏng. Vì vậy, bạn chỉ mất thêm một khoản nho nhỏ phí bảo trì máy thường niên.
Việc mở phòng gym có lợi nhuận không cũng phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố sản phẩm. Đầu tư dòng máy chính là đầu tư vào tài sản cố định. Hãy lựa chọn mua các dòng máy từ thương hiệu và nhà cung cấp uy tín để độ bền và tuổi thọ cao.
5. Cơ hội đi kèm những thách thức
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu tập luyện của mọi người, mở phòng tập gym tại các thành phố lớn đang ngày càng nở rộ. Điều này tạo ra tỉ lệ cạnh tranh cao, đồng thời đặt ra cho các chủ đầu tư bài toán làm thế nào để tồn tại và phát triển.
Đồng thời, trước tình hình dịch bệnh Covid19, các mô hình phòng gym phải đóng cửa để hạn chế lây lan dịch bệnh. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và là một thách thức lớn dành cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, sau khi vượt qua thời gian dịch bệnh, phòng tập có thể hoạt động trở lại hiệu quả và đông khách do nhu cầu rèn luyện sức khỏe, cải thiện vóc dáng tăng cao sau thời gian giãn cách.
Có thể bạn quan tâm: Những lưu ý khi mở phòng gym bình dân
II. Lợi nhuận kinh doanh phòng gym đến từ đâu?
Nhiều khách hàng sẵn sàng chi trả một khoản tiền lớn để đầu tư cho sức khỏe và sắc đẹp với mong muốn trải nghiệm những dịch vụ, tiện ích nhất. Đây cũng chính là cơ hội kinh doanh của các chủ đầu tư. Cùng tham khảo để biết thêm lợi nhuận kinh doanh phòng gym đến từ đâu nhé!
1. Nguồn thu lệ phí tập
Lệ phí tập được xem là nguồn doanh thu chính cho các chủ đầu tư khi kinh doanh. Tùy thuộc vào chất lượng và quy mô phòng tập (bình dân hay cao cấp) sẽ có những mức giá khác nhau.
Lệ phí tập là nguồn doanh thu chính khi kinh doanh phòng gym
- Lệ phí phòng gym bình dân (200.000 – 400.000đ): Ước tính trung bình với 50 – 70 hội viên, phòng tập sẽ có doanh thu mỗi tháng tương ứng từ 120 – 300 triệu đồng.
- Lệ phí phòng gym trung cấp (500.000 – 700.000): Với không gian phòng tập rộng rãi, đa dạng các loại máy tập hơn, số hội viên có thể dao động trên 100 người/tháng, đi cùng với lợi nhuận với con số 500 – 700 triệu đồng/tháng.
- Lệ phí phòng gym cao cấp (trên 800.000đ): Dành cho các khách hàng có nguồn thu nhập cao với thiết kế phòng gym luxury. Mô hình này thường hướng tới những khu vực chung cư, căn hộ cao cấp chất lượng 4 sao trở lên,… với doanh thu có thể lên đến hàng tỷ đồng/tháng.
2. Dịch vụ huấn luyện cá nhân
Với nhu cầu rèn luyện sức khỏe, cải thiện vóc dáng, nhiều khách hàng không ngần ngại chi trả một khoản phí để thuê một huấn luyện viên cá nhân để được hướng dẫn và hỗ trợ trong quá trình tập luyện. Vì vậy, dịch vụ huấn luyện cá nhân cũng đem lại nguồn doanh thu lớn cho các phòng tập thể hình.
Việc sở hữu những huấn luyện viên cá nhân (PT) chuyên nghiệp không chỉ đem đến lợi nhuận mà còn tạo uy tín cho thương hiệu phòng tập của bạn. Chủ đầu tư có thể thiết kế các dạng gói tập PT khác nhau cho mô hình phòng gym đang kinh doanh để phù hợp với nhu cầu, chi phí có thể chi trả của khách hàng cùng thời gian và số buổi tập tương thích. Mỗi gói có thể giao động trên dưới 20 triệu đồng/tháng. Như vậy, nếu càng nhiều khách hàng có nhu cầu tập luyện với PT hướng dẫn, doanh thu của bạn sẽ càng cao.
Dịch vụ huấn luyện cá nhân cũng đem lại nguồn doanh thu lớn cho các phòng tập thể hình
3. Kinh doanh phụ kiện hỗ trợ tập luyện
Khi tập tại các phòng gym cùng nhiều loại máy móc, các phụ kiện như quần áo tập, dây kháng lực, găng tay,… là những vật dụng vô cùng cần thiết, hỗ trợ khách hàng tập luyện hiệu quả cũng như tránh khỏi những chấn thương có thể xảy ra.
Như vậy, kinh doanh phụ kiện hỗ trợ tập luyện tại phòng gym cũng là một nguồn doanh thu tối ưu cho các chủ đầu tư. Bạn có thể setup quầy bán tại khu vực lễ tân để bán các mặt hàng này với doanh thu có thể mang lại lên tới 50 – 100 triệu đồng/ tháng.
4. Kinh doanh nước uống và đồ ăn
Chủ đầu tư có thể thu lại lợi nhuận cao từ việc kinh doanh nước uống và đồ ăn
Chủ đầu tư có thể kinh doanh nước uống và đồ ăn trong mô hình phòng tập của mình bằng cách setup thêm quầy bán đồ tại khu vực lễ tân cho các hội viên.
Với đặc điểm nhiều khách hàng không có thời gian ăn uống trước khi đến phòng tập, quá trình tập luyện cũng khiến mọi người tiêu hao nhiều sức lực thì việc bán các sản phẩm như nước uống, đồ ăn cho người tập gym sẽ đánh đúng nhu cầu của khách hàng và đem lại nguồn lợi nhuận lớn.
Hiện nay, giá trung bình từ việc bán nước dao động từ 10.000 đến 20.000đ/sản phẩm. Như vậy, chủ phòng gym có thể bỏ túi cho mình 1 – 2 triệu đồng mỗi ngày với khoản lợi nhuận này.
5. Kinh doanh các thực phẩm chức năng
Một khoản có thể mang về nguồn doanh thu tốt mà ít chủ phòng tập quan tâm đến là bán các thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng giảm cân, tăng cơ bắp như creatine, whey protein, sữa tập gym…
Những khách hàng tập gym lâu năm thường đều sẽ tìm mua và sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng này. Như vậy, khi kinh doanh chúng tại mô hình phòng gym, bạn vừa có thể giới thiệu đến các khách hàng chưa từng sử dụng, vừa là nguồn cung cấp uy tín cho khách hàng cũ thường xuyên sử dụng.
Kinh doanh thực phẩm chức năng có thể mang về nguồn lợi nhuận cao
Có thể bạn quan tâm: Mở phòng gym cần giấy tờ gì?
Như vậy, với các nguồn kinh doanh nói trên, có thể thấy rằng lợi nhuận từ việc mở phòng gym thương mại là vô cùng lớn. Đây cũng được xem là cơ hội tuyệt vời dành cho các chủ đầu tư.
Nếu còn đang băn khoăn với dự định setup một phòng gym để kinh doanh và chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy liên hệ ngay với hotline 0988 66 22 62 để được PT Fitness hỗ trợ tận tình. Chúng tôi cam kết là đơn vị hàng đầu cung cấp thiết bị và setup phòng gym chuyên nghiệp.
Hãy để lại bình luận